Những khó khăn, thách thức phòng chống sốt rét trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19

Thứ tư - 31/03/2021 03:15
Thời gian qua, đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng toàn diện, sâu rộng đến tất cả các quốc gia, các lĩnh vực kinh tế- xã hội…. Để ứng phó với đại dịch COVID-19, ngành y tế đã phải tận dụng mọi khả năng và tăng cường nguồn lực chống dịch. Điều này đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến các chương trình y tế khác, trong đó có phòng, chống sốt rét.
 
Tại Việt Nam, công tác phòng chống sốt rét từ năm 1991 đến nay, sau 30 năm thành tựu thu được là to lớn từ hơn 1 triệu ca mắc với 4.646 ca tử vong vào năm 1991, đến hết năm 2020 chỉ còn 1.422 ca nhiễm, 1 ca tử vong, dịch bệnh sốt rét không xảy ra, là cơ sở và tiền để để Chính phủ Việt Nam cam kết với cộng đồng quốc tế sẽ loại trừ sốt rét P.falciparum vào năm 2025 và tiến tới loại trừ hoàn toàn bệnh sốt rét vào năm 2030.

Tuy nhiên, bên cạnh những khó khăn mà sốt rét đang đối mặt như: ký sinh trùng sốt rét kháng thuốc, muỗi kháng hóa chất, di biến động dân cư, thì hiện nay công tác phòng, chống sốt rét đang phải đối mặt với một thách thức lớn đó là đại dịch COVID-19 đang diễn biến hết sức phức tạp và chưa có dấu hiệu dừng lại.
 
a
Virus SARS- CoV-2


Việc phong tỏa, cách ly bệnh nhân COVID-19 trên địa bàn, đóng cửa các cửa khẩu biên giới đã hạn chế việc di chuyển, đi lại của người dân trong đó có cả những người cần được chăm sóc. Bệnh nhân có nguy cơ tiềm ẩn dễ nhiễm SARS-CoV-2 được khuyến cáo không đến cơ sở y tế vì sợ lây nhiễm cho các nhân viên y tế và các người khác. Hạn chế đi lại có thể gây khó khăn cho nhân viên y tế đến nơi làm việc, không kể đến nhân viên y tế bị mắc bệnh, dẫn đến hệ thống y tế bị giảm sút, trong đó có hệ thống phòng chống sốt rét và nếu các hoạt động cốt lõi trong phòng chống sốt rét không tiếp tục duy trì hay không được quan tâm đúng mức thì nguy cơ bệnh sốt rét sẽ bùng phát trở lại trên diện rộng.

Theo Tổ chức Y tế thế giới, dịch bệnh Ebola và nay là dịch COVID-19 xảy ra tại các quốc gia châu Phi, các hoạt động phòng chống sốt rét bị đình trệ nên số lượng ca nhiễm sốt rét không giảm, thậm chí nhiều nơi sốt rét lưu hành tình hình sốt rét bùng phát.

Báo cáo của WHO cho thấy sự gián đoạn 10% trong việc tiếp cận với điều trị sốt rét hiệu quả ở Châu Phi, cận Saharan có thể làm tăng thêm 19.000 ca tử vong. Sự gián đoạn 20% 50%  trong khu vực có thể dẫn đến 46.000100.000 ca tử vong tương ứng.

Đến nay, tuy chưa có một đánh giá đầy đủ nào về tác động của dịch COVID-19 tại các vùng sốt rét lưu hành, tuy nhiên từ bài học của các nước về vấn đề này thì Việt Nam khi có dịch COVID-19 bùng phát, sự ảnh hưởng của căn bệnh này đến mục tiêu phòng chống sốt rét quốc gia chắc chắn cũng xảy ra với các tình huống tương tự như ở các nước khác.

Ngoài những vấn đề nêu trên, khi có đại dịch COVID-19, Việt Nam còn phải đối mặt với một số thách thức sau: giảm sự quan tâm của chính quyền do tập trung chỉ đạo các hoạt động phòng chống dịch COVID-19; giảm sự tiếp cận của người dân đối với cơ sở y tế khám chữa bệnh do hạn chế đi lại vì sợ lây nhiễm và chấp hành lệnh phong tỏa, giãn cách xã hội trong phòng chống dịch COVID-19; giảm sự đầu tư nguồn lực kinh phí và nhân lực, thiếu vật tư cho phòng chống sốt rét (phương tiện xét nghiệm, thuốc, hóa chất phòng chống véc tơ…) khó khăn trong cung ứng, phân phối, vận chuyển hàng hóa phục vụ cho các hoạt động phòng chống sốt rét; giảm hay gián đoạn một số hoạt động phòng chống sốt rét ở các tuyến do tập trung cho phòng chống dịch COVID-19; nguy cơ lây nhiễm COVID-19 cao cho cán bộ tham gia vào các hoạt động phòng chống sốt rét, từ đó hạn chế đến việc tiếp xúc của cán bộ với bệnh nhân tại các cơ sở khám chữa bệnh, với các hoạt động phòng chống sốt rét tại thực địa.
 
d
Kí sinh trùng sốt rét


Ngày 26/3/2021- tại cuộc họp của BCĐ quốc gia về chống dịch COVID-19, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thành Long cho biết Việt Nam có nguy cơ đối diện với đợt dịch thứ 4.

Do vậy, Việt Nam nói chung và Quảng Trị nói riêng cần nâng cao cảnh giác, không được chủ quan, thực hiện nghiêm và đồng bộ các giải pháp theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo quốc gia, Bộ Y tế vì diễn biến khó lường của dịch bệnh, và là một ưu tiên hiện nay của ngành y tế.

Chú ý thực hiện công tác truyền thông cho người dân về thông điệp 5K (Khẩu trang, Khử khẩn, Khoảng cách, Khai báo, Không tập trung đông người) để không làm gián đoạn và ảnh hưởng đến các hoạt động y tế khác; Ngành y tế các địa phương cần linh hoạt, điều chỉnh, bổ sung và tăng cường các hoạt động phòng chống sốt rét thiết yếu và cốt lõi như cung cấp đầy đủ thuốc sốt rét cho y tế cơ sở, test chẩn đoán nhanh, điều tra và xử lý các ổ bệnh, ổ dịch phù hợp với bối cảnh dịch bệnh địa phương, cùng cộng đồng thế giới hướng tới một tương lại vào năm 2030 không còn bệnh sốt rét nhằm hưởng ứng thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống sốt rét 25/4/2021, góp phần vào công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân.
                                     
                                                                     ThsBs Lê Thạnh - Trung tâm KSBT tỉnh Quảng Trị


 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Liên kết Website
Thống kê
  • Đang truy cập24
  • Hôm nay4,741
  • Tháng hiện tại64,026
  • Tổng lượt truy cập2,937,768
Dịch vụ Tiêm chủng
Khử trùng, diệt côn trùng
Quan trắc môi trường lao động
Khám, Chữa bệnh Đa Khoa
Dịch vụ xét nghiệm
Kiểm dịch Y tế quốc tế
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây