Tổ chức Y tế thế giới và các tổ chức khác cam kết chấm dứt bệnh tả

Thứ tư - 18/10/2017 10:47
WASHINGTON - Tổ chức Y tế thế giới đang gửi 900.000 liều vaccine phòng bệnh tả đến Bangladesh để giúp ngăn ngừa một vụ dịch tả lớn trong trại tị nạn đông đúc Rohingya nằm trên biên giới Bangladesh và Myanmar.
Ít nhất nửa triệu người Rohingya, một dòng Hồi giáo thiểu số ở Myanmar, đã vượt qua biên giới để thoát khỏi cuộc đàn áp quân sự tại các ngôi làng của họ.
Tại Yemen, một vụ dịch tả lớn và khủng khiếp đã ảnh hưởng tới gần 800.000 người, và Tổ chức Y tế thế giới dự kiến con số này sẽ lên tới 1 triệu người vào cuối năm. Trên toàn thế giới, khoảng 100.000 người chết vì bệnh tả mỗi năm.
 
Ảnh: Những đứa trẻ Rohingya đi đến lều của họ sau khi lấy nước uống tại một trại tạm trú gần trại tị nạn Kutupalong ở Cox's Bazar, Bangladesh, thứ ba, ngày 3 tháng 10 năm 2017.Hơn nữa triệu người Rohingya đã bỏ chạy khỏi Myanmar tới Bangladesh trong vòng hơn một tháng, cuộc khủng hoảng người tị nạn lớn nhất ảnh hưởng đến Châu Á trong nhiều thập kỷ.

         Chấm dứt bệnh tả vào năm 2030
Hôm thứ ba, WHO, cùng với các chính phủ, các cơ quan viện trợ và các nhà tài trợ đã tuyên bố một lộ trình nhằm chấm dứt bệnh tả vào năm 2030. Đây là cam kết toàn cầu đầu tiên chấm dứt căn bệnh này.
Tiến sĩ Amesh Adalja nói rằng không thể loại trừ bệnh tả vì tả là một loại vi khuẩn tồn tại một cách tự nhiên. Adalja là chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Trung tâm An ninh Y tế - Đại học Johns Hopkins. Ông cũng là một thành viên của Hiệp hội các bệnh truyền nhiễm Hoa Kỳ.
Adalja nói với đài VOA rằng có thể bệnh tả là hiếm gặp ở Bangladesh và ở Yemen cũng như ở Hoa Kỳ và phần còn lại của Bắc Mỹ. Ông nói rằng vệ sinh là chìa khóa để loại trừ bệnh tả.

FILE - People fill buckets with water from a well that is alleged to be contaminated water with the bacterium Vibrio cholera, on the outskirts of Sanaa, Yemen, July, 12, 2017.
Ảnh – Mọi người lấy nước từ một giếng mà đã được khẳng định bị nhiễm vi khuẩn Vibrio cholera, ở ngoại ô Sanaa, Yemen, ngày 12 tháng 7 năm 2017.
 
Bệnh này "không phải là điều gì đó xảy ra vào năm 2017," Adalja nói. "Đây là cái gì đó có thể được khắc phục bằng cách phát triển và sử dụng hiệu quả hệ thống vệ sinh một cách văn minh."
Tả là một bệnh tiêu chảy. Vi khuẩn gây bệnh tả sống ở các vùng nước ven biển và trong các con sông nước lợ. Nó phát triển mạnh tại nơi xử lý nước kém, tình trạng nhà vệ sinh kém và vệ sinh kém. Bệnh xuất hiện là do ăn hoặc uống nước và thức ăn bị ô nhiễm.
          Suy dinh dưỡng giữ một vai trò
Suy dinh dưỡng cũng là một yếu tố nguy cơ của bệnh tả. Jesse Hartness là giám đốc về y tế khẩn cấp và dinh dưỡng tại Quỹ cứu trợ trẻ em (Save the Children), một cơ quan đã từng hoạt động để khống chế dịch tả ở Yemen.
Hartness cho biết: "Có một vòng luẩn quẩn giữa bệnh tật và suy dinh dưỡng, ở đó bạn có một đứa trẻ bị bệnh, và chúng sẽ mất cảm giác thèm ăn. "Chúng bị mất nước do bị tiêu chảy, giảm cân, và một khi chúng bị suy dinh dưỡng, điều đó cũng khiến chúng dễ bị bệnh tật thêm".
Bất cứ ai cũng có thể bị bệnh tả, nhưng trẻ em, phụ nữ mang thai và người cao tuổi có nguy cơ cao nhất.
Ảnh- Một người đàn ông lớn tuổi chờ đợi để được điều trị nhiễm bệnh tả tại một bệnh viện ở Sana'a, Yemen, ngày 12 tháng 7 năm 2017.

Tuy nhiên, điều trị bệnh tả không phải là khó khăn hoặc tốn kém. Hartness nói đơn giản là nếu bệnh tả được phát hiện sớm và nếu bạn có thể cung cấp dịch cho những bệnh nhân ít trầm trọng để họ không trở thành những bệnh nhân nặng cần được điều trị cấp cứu.
Nhưng ở những nơi bị tàn phá bởi lũ lụt và các thiên tai khác, hoặc bởi những thảm hoạ nhân tạo như chiến tranh, hoặc trong các trại tị nạn đông đúc, việc duy trì tình trạng vệ sinh là khó khăn. Nước không thể được xử lý đúng cách. Chất thải của con người không thể dễ dàng tiêu hủy được vì lý do vệ sinh, vì vậy ngoài việc cung cấp sự trợ giúp, các tổ chức như Tổ chức Cứu trợ trẻ em tìm cách tự xây dựng lại hệ thống vệ sinh.
WHO nói khoảng 2 tỷ người trên toàn cầu không có nước sạch.
          Vaccine phòng bệnh tả thì  có sẵn
Vaccine có thể hữu ích. Adalja cho biết các vaccine bằng đường uống mà WHO sử dụng để xử lý các vụ dịch tả có tỷ lệ hiệu quả 65% trong 5 năm qua. Ông nói thêm rằng "65 phần trăm không phải là 100 phần trăm, nhưng nó là rất tốt."
Hartness nói rằng để chấm dứt bệnh tả ở Yemen, cuộc chiến mà Yemen đã bị sa lầy trong ba năm qua phải chấm dứt.
"Để thực sự nhìn thấy việc chấm dứt vụ dịch này, chúng ta phải nhìn thấy việc chấm dứt chiến tranh," ông nói. "Và nếu điều đó không thể xảy ra ngay lập tức, chúng ta phải tìm kiếm đàm phán tiếp cận với các cộng đồng này ... đó là những nơi khó khăn nhất để tiếp cận."
Adalja nói thêm, "Về cơ bản đó là cái bẫy nghèo đói cho một số nước mà họ không bao giờ có thể thoát khỏi. ... Đây là cái gì đó có thể được khắc phục bằng sự phát triển và sử dụng hệ thống vệ sinh một cách văn minh  "
Bốn mươi bảy quốc gia bị ảnh hưởng bởi bệnh tả, và WHO dự kiến ​​tình hình dịch tả toàn cầu sẽ trở nên tồi tệ hơn, và điều này sự chậm trễ về tính khẩn cấp của WHO trong việc chấm dứt căn bệnh này.

 
 
Ths Bs Lê Thạnh dịch

Nguồn tin:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Liên kết Website
Thống kê
  • Đang truy cập14
  • Hôm nay4,123
  • Tháng hiện tại75,392
  • Tổng lượt truy cập2,949,134
Dịch vụ Tiêm chủng
Khử trùng, diệt côn trùng
Quan trắc môi trường lao động
Khám, Chữa bệnh Đa Khoa
Dịch vụ xét nghiệm
Kiểm dịch Y tế quốc tế
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây