Quản lý sức khỏe để vươn tới ước mơ

Thứ tư - 19/05/2021 21:14
“Tôi lập nghiệp sau khi học xong đại học. Với 3 nhãn hiệu riêng và hàng trăm cửa hàng toàn quốc trong suốt 15 năm, tôi miệt mài hăng say với thế giới công việc của mình và những chuyến công tác liên miên. Thậm chí, 10 năm trước, phải vào viện để phẫu thuật khối u, tôi vẫn chỉ nghỉ có 10 ngày tính kể cả thời gian ở trong viện. Không đi lại được thì tôi ôm máy tính nằm một chỗ làm việc với nhân viên và đối tác. Lúc ấy, tôi chỉ cảm giác say, say việc.
 
Tôi gặp nhà thiết kế thời trang Phạm Hoàng Yến vào thời huy hoàng của chị năm 2011.
Lúc đó, Yến đầy quyền lực và xinh đẹp, có uy tín với phong cách thiết kế thời trang bà bầu vừa đơn giản lại quyến rũ và thanh lịch.

Nhưng 10 năm sau, tôi gặp lại Yến thì được biết chị đã đóng cửa một loạt cửa hiệu thời trang riêng, sau một biến cố về sức khỏe.

Câu chuyện về “cú rơi” này của Yến khiến tôi suy nghĩ mãi về những thăng trầm đời sống của phụ nữ Việt. Và tôi muốn chia sẻ với bạn đọc của báo Sức khỏe & Đời sống những trải nghiệm hữu ích của Yến, để thấy rằng, chúng ta có thể định đoạt số phận của mình cũng như quản lý sức khỏe để tiến tới ước mơ.

“Tôi lập nghiệp sau khi học xong đại học. Với 3 nhãn hiệu riêng và hàng trăm cửa hàng toàn quốc trong suốt 15 năm, tôi miệt mài hăng say với thế giới công việc của mình và những chuyến công tác liên miên. Thậm chí, 10 năm trước, phải vào viện để phẫu thuật khối u, tôi vẫn chỉ nghỉ có 10 ngày tính kể cả thời gian ở trong viện. Không đi lại được thì tôi ôm máy tính nằm một chỗ làm việc với nhân viên và đối tác. Lúc ấy, tôi chỉ cảm giác say, say việc.
 
12 resize
Nhà thiết kế thời trang Phạm Hoàng Yến.

Thế rồi hơn 5 năm sau, một biến cố lớn hơn những biến cố cũ trong công việc cũng như cuộc sống riêng đã xảy ra thì tôi thực sự gục ngã. Vào viện suốt vài năm trời, thời gian đầu tay chân bầm tím với những lần lấy ven truyền thuốc rất khó khăn và những chỉ số thực sự nguy hiểm đến tính mạng, những biến chứng của bệnh làm cho tôi bắt buộc phải dừng công việc tại công ty. Tôi mất 3 năm để đối diện, cuối cùng đã làm được điều đó.

Câu nói của bác sĩ điều trị ngày vào viện cấp cứu khiến tôi nhớ mãi: “Nếu chậm 1-2 tiếng nữa chắc gì chị cứu được em, em hãy trân trọng mạng sống của chính mình”. Ngoài việc cơ thể tôi vốn được sinh ra yếu hơn người thường bởi một số bệnh bẩm sinh cần được chăm sóc kỹ như tim mạch chẳng hạn, thì sau khi mổ u những năm trước tôi lại sinh bệnh trầm cảm ở diện không nhận biết được (nghĩa là không có triệu chứng rõ ràng). Khi vào viện, được bác sĩ chữa trị từng giai đoạn và giải thích cụ thể các tiến trình diễn biến về các bệnh của mình, tôi mới dần hiểu khá rõ những tác hại, những nguyên nhân của nhiều yếu tố gây nên bệnh lý của tôi.

Những đợt điều trị giãn dần cho đến khi bác sĩ nói tôi được “thăm” bệnh viện khoảng 3-6 tháng 1 lần thay vì liên tục như trước. Không thể tưởng tượng được, tôi cảm thấy mình được sống lại. Cho đến khi ấy, đứng trước ngưỡng cửa tuổi trung niên và với bệnh án thực sự bê bối, tôi mới thấy không ai thương mình bằng chính mình, không gì quý hơn sức khỏe của bản thân. Đổi lại, cú đánh của bệnh tật đã khiến tôi thực sự biết yêu cuộc sống, yêu bản thân và yêu gia đình đúng nghĩa hơn. Tôi lặng lẽ rời bỏ những vinh quang, những cuồng nhiệt mà mình vốn có suốt tuổi thanh xuân.

Tôi cảm nhận được những điều mà trước đây chưa bao giờ tôi cảm thấy được. Tôi biết “hạ” bao nhiêu nấc thang của mình xuống một cách dễ dàng hơn rất nhiều. Tôi thay đổi mọi tư duy, mọi cách suy nghĩ về hạnh phúc, về niềm vui, về thành công.

Tôi sống thực sự đơn giản suốt 5 năm qua, mỗi ngày lắng nghe rõ nhịp đập của trái tim mình, hơi ấm từ bàn tay của con cái mình sắp đến tuổi trưởng thành, cảm nhận nụ cười ánh mắt của cha mẹ ở tuổi rất già mong đợi mình yên ổn. Sự cảm nhận quý giá ấy là hạnh phúc, một hạnh phúc không gì so sánh được. 5 năm tôi chăm sóc gia đình và bản thân một cách cần mẫn như người nông dân chăm cây lúa mỗi ngày, chậm rãi, chỉn chu, hết lòng. Chỉ chúng ta mới biết về chúng ta rõ nhất. Vì thế, hãy là “vị bác sĩ nhân từ có tâm huyết nhất” với chính mình.

Tôi không có lộ trình mới, cũng chưa đặt nhiều kế hoạch cho mình khi mới thoát khỏi những khó khăn bất trắc vừa qua. Tôi chỉ đang nuôi lại giấc mơ dang dở trong công việc của mình... Vừa làm, vừa lắng nghe sức khỏe của mình, vì chỉ khi có một tâm hồn khỏe, một cơ thể khỏe, bạn mới yêu được mình nhiều nhất có thể.

Một ngày thường thì buổi sáng dậy tôi sẽ uống một cốc nước lớn để cho cơ thể điều hòa một dòng nước trong lành, sau đó là một cốc trà thanh lọc để tỉnh táo, tập khí công vài động tác nhẹ nhàng phù hợp như hít thở và massage thức tỉnh những hoạt động lưu thông máu. Rồi tôi ăn sáng nhẹ nhàng. Tôi thường dành ra 3 tiếng buổi sáng để cho bản thân mình dễ chịu bằng những việc mình thích và nghe nhạc, đọc sách. Sau 10h sáng tôi sẽ bắt đầu check email, làm việc trong ngày. Tôi không thích đa số những người đang bán thực phẩm chức năng ở Việt Nam suốt gần 15 năm nay, nhưng tôi dùng một số loại cần thiết cho cơ thể như vitamin tổng hợp, tăng cường miễn dịch thải độc gan...

Sau tất cả, đó là ai cũng cần có niềm tin vào những điều mình làm và những gì tốt đẹp phía trước.”        

                                                                                                          Nguồn: Suckhoedoisong.vn
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Liên kết Website
Thống kê
  • Đang truy cập21
  • Hôm nay4,449
  • Tháng hiện tại114,288
  • Tổng lượt truy cập2,861,636
Dịch vụ Tiêm chủng
Khử trùng, diệt côn trùng
Quan trắc môi trường lao động
Khám, Chữa bệnh Đa Khoa
Dịch vụ xét nghiệm
Kiểm dịch Y tế quốc tế
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây