Hưởng ứng ngày ASEAN phòng chống sốt xuất huyết 15/6/2021: Hãy chung tay hành động

Thứ ba - 15/06/2021 03:37
Hiện nay, sốt xuất huyết được xem là vấn đề y tế công cộng và được WHO xếp vào 1 trong 10 bệnh do muỗi truyền gây ra tác động đối với sức khỏe cộng đồng trên toàn cầu. Trong khi đó, bệnh chưa có vaccine và thuốc điều trị đặc hiệu, nên biện pháp phòng chống muỗi là cách hiệu quả nhất để tránh bị nhiễm sốt xuất huyết.
 
Gánh nặng bệnh sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết (SXH) là bệnh virus do muỗi truyền, có tốc độ lây lan nhanh chóng ở tất cả các khu vực trên thế giới trong những năm gần đây. Virus sốt xuất huyết được truyền bởi muỗi cái chủ yếu thuộc loài Aedes aegypti và ở mức độ thấp hơn là Ae. albopictus. Những con muỗi này cũng là vật trung gian truyền bệnh chikungunya, sốt vàng davirus Zika. Bệnh sốt xuất huyết phổ biến khắp các vùng nhiệt đới, với các mức độ nguy cơ thay đổi do ảnh hưởng của lượng mưa, nhiệt độ, độ ẩm tương đối và quá trình đô thị hóa nhanh chóng không có kế hoạch.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết, trên thế giới ước tính có khoảng 3,9 tỷ người có nguy cơ nhiễm virus sốt xuất huyết, tỷ lệ mắc bệnh sốt xuất huyết đã gia tăng đáng kể trên khắp thế giới trong những thập kỷ gần đây từ 505.430 ca vào năm 2000 lên hơn 2,4 triệu ca vào năm 2010 và 5,2 triệu ca vào năm 2019. Số ca tử vong từ 960 vào năm 2000 lên 4032 vào năm 2015. Mặc dù có nguy cơ lây nhiễm ở 129 quốc gia nhưng 70% gánh nặng thực sự căn bệnh này là ở châu Á. Phần lớn các trường hợp không có triệu chứng hoặc nhẹ và tự khỏi, do đó, số lượng thực tế các trường hợp sốt xuất huyết được báo cáo ít hơn so với con số thực. Nhiều trường hợp còn bị chẩn đoán nhầm thành các bệnh sốt khác.

Tại Việt Nam, Bộ Y tế cho biết, trong những năm qua, được sự quan tâm chỉ đạo của Đảng và Chính phủ cùng với sự vào cuộc quyết liệt của các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, công tác phòng chống sốt xuất huyết đã thu được những thành quả đáng khích lệ, tỷ lệ mắc và tử vong do sốt xuất huyết đã giảm đáng kể so với giai đoạn trước.

Tuy vậy, hoạt động phòng chống sốt xuất huyết thuộc Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số giai đoạn 2016-2020 đã kết thúc; từ năm 2021 Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số không được tiếp tục duy trì và các địa phương phải tự bố trí kinh phí để triển khai các hoạt động phòng chống dịch, trong khi đó nguy cơ lây nhiễm, bùng phát dịch vẫn còn cao, tình hình sốt xuất huyết trên thế giới tiếp tục gia tăng và diễn biến phức tạp do điều kiện môi trường thuận lợi cho véc tơ truyền bệnh, tốc độ đô thị hóa gia tăng, di biến động dân cư nên khó kiểm soát nguồn truyền bệnh.

Tính từ đầu năm đến ngày 7/5/2021 số mắc trên cả nước (22.074 ca, tử vong 05 ca) giảm 12,7% so với cùng kỳ năm 2020, tuy nhiên số tử vong tăng 2 trường hợp. Dự báo trong thời gian tới số mắc có xu hướng gia tăng do đang bắt đầu vào thời điểm mùa dịch.

 
a
Diễn biến số ca mắc SXH theo tháng năm 2020 tại Quảng Trị

Tại Quảng Trị, trong thời gian qua ngành y tế đã triển khai các giải pháp đồng bộ từ khoanh vùng và xử lý các ổ bệnh sớm không cho lan rộng ra cộng đồng thông qua báo cáo ca bệnh, điều tra ổ bọ gậy nguồn, xét nghiệm máu định loại typ huyết thanh gây bệnh, tăng cường công tác truyền thông nhằm huy động nhân dân tham gia vệ sinh môi trường, thu dọn các vật phế thải chứa nước xung quanh nhà, phun hóa chất chủ động nên tình hình dịch bệnh bước đầu được khống chế từ 6201 ca năm 2019 xuống còn 908 ca vào năm 2020.

Tính từ đầu năm đến nay số ca mắc sốt xuất huyết là 35 ca; giảm 91,7 % so với cùng kỳ năm 2020. Tuy nhiên, điều quan tâm là diễn biến sốt xuất huyết kéo dài, xảy ra tại hầu hết các địa phương trong tỉnh, sự có mặt cả hai trung gian truyền bệnh là Aedes aegyptyAedes albopictus trong khi việc thau rửa chum vại và xử lý các dụng cụ chứa nước trong nhà và xung quanh nhà không thường xuyên làm cho muỗi có điều kiện sinh sôi và phát triển trong khi các dụng cụ này có bọ gậy với mật độ khá cao, nhận thức cũng như thực hành phòng chống sốt xuất huyết của một bộ phận người dân chưa đầy đủ và thường xuyên nên công tác phòng chống căn bệnh này gặp không ít khó khăn.


Giải pháp thực hiện

Để chủ động triển khai các biện pháp phòng chống, không để dịch bùng phát, hạn chế tối đa số mắc và tử vong cần đẩy mạnh công tác truyền thông phòng chống sốt xuất huyết trước mùa dịch và triển khai các hoạt động thiết thực, phát huy vai trò của chính quyền, ban, ngành, đoàn thể và người dân tích cực tham gia vào công tác phòng, chống sốt xuất huyết nhưng đồng thời vẫn đảm bảo các biện pháp an toàn trong phòng chống COVID-19.

Các cấp chính quyền cần chỉ đạo và huy động các ban, ngành, tổ chức chính trị xã hội phối hợp với ngành y tế triển khai chiến dịch diệt lăng quăng/bọ gậy đảm bảo tất cả các hộ gia đình tại vùng có dịch và có nguy cơ phải được kiểm tra, giám sát các bể, dụng cụ chứa nước, các vật dụng, đồ phế thải, nơi sinh sản của muỗi để tiến hành các hình thức tiêu diệt bọ gậy.

Y tế các huyện, thị xã, thành phố triển khai giám sát chặt chẽ việc xử lý triệt để ổ dịch sốt xuất huyết tại địa phương.Tổ chức phun hóa chất 100% các hộ gia đình thuộc khu vực ổ dịch. Đảm bảo phun hóa chất đúng kỹ thuật, đánh giá chỉ số véc tơ trước và sau phun để có chỉ định phun cụ thể. Xác định khu vực có nguy cơ cao đế tổ chức phun hóa chất diện rộng.

Phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng triển khai các hoạt động tuyên truyền phòng chống sốt xuất huyết, đa dạng hóa các hoạt động truyền thông để người dân hiểu và chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống sốt xuất huyết như: lật úp dụng cụ chứa nước không sử dụng, diệt loăng quăng/bọ gậy, nằm màn, chống muỗi đốt, truyền thông về dấu hiệu của bệnh sốt xuất huyết và hướng dẫn khi mắc bệnh không tự điều trị tại nhà, đến ngay các cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời.

Tập trung truyền thông trước và trong khi triển khai các chiến dịch diệt loăng quăng/bọ gậy và chiến dịch phun hóa chất diệt muỗi để người dân biết, phối hợp thực hiện. Các cơ sở khám, chữa bệnh tổ chức tốt việc thu dung điều trị bệnh nhân, hạn chế tối đa các trường hợp tử vong do sốt xuất huyết, đặc biệt tại các cơ sở khám, chữa bệnh tư nhân, tránh tình trạng bệnh nhân không được tư vấn, cấp cứu, điều trị và chuyển tuyến kịp thời, đồng thời có kế hoạch phân tuyến điều trị, hỗ trợ tuyến dưới, tránh tình trạng quá tải bệnh viện.

 
b
Phun hóa chất xử lý ổ dịch sốt xuất huyết tại Đakrông


Sốt xuất huyết hiện đang là vấn đề y tế công cộng đáng quan tâm hiện nay và được WHO xếp vào 1 trong 10 bệnh do muỗi truyền gây ra tác động đối với sức khỏe cộng đồng trên toàn cầu trong khi bệnh chưa có vaccine và thuốc điều trị đặc hiệu nên biện pháp phòng chống muỗi là cách hiệu quả nhất để tránh bị nhiễm sốt xuất huyết.

Từ năm 2010, ASEAN đã chọn ngày 15/6 là ngày hành động phòng chống bệnh SXH của khu vực. Đây là sự kiện nhằm kêu gọi mọi cá nhân và tổ chức trong xã hội chung tay chống lại bệnh SXH, tăng tính sáng tạo và hiệu quả trong việc phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh, nâng cao nhận thức về bệnh SXH, huy động nguồn lực để phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh, thể hiện quyết tâm và cam kết của ASEAN trong việc loại trừ dịch bệnh nguy hiểm này.

T
hông điệp Không có lăng quăng/bọ gậy, muỗi không có sốt xuất huyết không chỉ là trách nhiệm của riêng ngành y tế mà còn là trách nhiệm của các ban ngành, đoàn thể và của cả người dân. Hưởng ứng ngày ASEAN phòng chống sốt xuất huyết 15/6/2021: Hãy chung tay hành động vì sức khỏe bản thân, gia đình và cộng đồng.


                                                                                  ThsBs Lê Thạnh- Trung tâm KSBT tỉnh Quảng Trị
 


 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Liên kết Website
Thống kê
  • Đang truy cập41
  • Máy chủ tìm kiếm15
  • Khách viếng thăm26
  • Hôm nay5,506
  • Tháng hiện tại118,906
  • Tổng lượt truy cập2,866,254
Dịch vụ Tiêm chủng
Khử trùng, diệt côn trùng
Quan trắc môi trường lao động
Khám, Chữa bệnh Đa Khoa
Dịch vụ xét nghiệm
Kiểm dịch Y tế quốc tế
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây