Bị kiến cắn vào trán khi đang làm việc, người đàn ông 49 tuổi xuất hiện nóng rát toàn thân, kèm mệt mỏi, lơ mơ, gọi hỏi cấu véo đáp ứng rất yếu, gọi hỏi không đáp ứng.
Bộ Y tế ngày 30/8 cho biết, từ đầu năm đến 25/8 cả nước ghi nhận 66.386 ca mắc sốt xuất huyết, trong đó có 14 bệnh nhân tử vong. So với cùng kỳ năm trước, số mắc và tử vong đều giảm, tuy nhiên nếu không quyết liệt triển khai các biện pháp phòng chống, dự báo số mắc tiếp tục có diễn biến phức tạp.
Tại một số tỉnh, thành như Lai Châu ghi nhận 64 trường hợp mắc sốt rét tăng 16,4%, Khánh Hòa ghi nhận 81 trường hợp mắc sốt rét tăng 100% so với cùng kỳ năm 2022.
Trong 2 ngày (10-11/5), Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Quảng Trị đã tổ chức Hội thảo về công tác đảm bảo an toàn thực phẩm cho đối tượng sản xuất nước uống đóng chai. Tham dự và chỉ đạo Hội thảo có đồng chí Trần Văn Thịnh- Phó Giám đốc Sở Y tế; đồng chí Hoàng Đình Ấn- Chi cục trưởng Chi cục ATVSTP tỉnh, đại diện các phòng chức năng của Chi cục, cùng gần 70 cơ sở sản xuất nước uống đóng chai trên địa bàn toàn tỉnh.
Tối ngày 22/4/2023, tại huyện miền núi Hướng Hóa, Sở Y tế Quảng Trị đã tổ chức Hội diễn văn nghệ "Hưởng ứng ngày thế giới phòng chống sốt rét 25/4 cùng với tổ chức HPA tại Việt Nam”.
Bệnh tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm do vi rút đường ruột gây ra và rất dễ lây lan. Bệnh có thể gặp ở mọi độ tuổi, phổ biến nhất là trẻ em dưới 10 tuổi và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong. Thời điểm từ tháng 3 đến tháng 5 hằng năm, số ca trẻ em nhiễm tay chân miệng có xu hướng tăng cao. Vì vậy, phụ huynh cần chủ động các biện pháp phòng ngừa bệnh tay chân miệng cho con em mình.
Hiện nay, bệnh thủy đậu bắt đầu “vào mùa” và đang có xu hướng gia tăng, tập trung chủ yếu là ở trẻ nhỏ. Trước tình hình đó, ngành y tế tỉnh Quảng Trị đã tăng cường triển khai đồng bộ các giải pháp phòng ngừa nhằm khống chế, không để bệnh lây lan ra cộng đồng, đồng thời khuyến cáo người chăm sóc trẻ cần nâng cao ý thức và trách nhiệm của mình trong việc phòng ngừa bệnh thủy đậu.
Ngày 24/11, Bộ Y tế cho biết, hiện nay đang là những tháng cao điểm mùa dịch sốt xuất huyết. Từ đầu năm 2022 đến nay, cả nước đã ghi nhận 314.271 trường hợp mắc, 115 trường hợp tử vong. Dự báo tình hình sốt xuất huyết tiếp tục diễn biến phức tạp và có xu hướng gia tăng.
Trước tình hình dịch cúm gia cầm (CGC) diễn biến phức tạp trên phạm vi toàn quốc, trong khi tại Quảng Trị tỉ lệ tiêm phòng cho gia cầm hiện nay đạt rất thấp, nguy cơ bùng phát, lây lan dịch diện rộng trong thời gian tới rất cao, hôm nay 14/11, UBND tỉnh có văn bản yêu cầu các sở, ban, ngành cấp tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng chống bệnh cúm gia cầm.
Thực hiện công văn số 1787/SYT-NVY ngày 22/9/2022 của Sở Y tế Quảng Trị về việc kiểm soát dân giao lưu qua lại biên giới, vào rừng, ngủ rẫy. Ngày 3/10/2022, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh tổ chức Tập huấn kiến thức về phòng, chống sốt rét cho cán bộ UBND xã và các đoàn thể đóng trên địa bàn xã A Dơi, huyện Hướng Hóa.
Theo Bộ Y tế, trong và sau mưa bão, lũ lụt sẽ có rất nhiều vi sinh vật, bụi, rác, chất thải… theo dòng nước tràn ra nhiều nơi, gây ô nhiễm môi trường và tiềm ẩn nhiều nguy cơ dịch bệnh. Dưới đây là 10 khuyến cáo về biện pháp phòng chống dịch chung sau bão lũ của Bộ Y tế.
Theo Bộ Y tế, trước tình hình mở cửa đón khách du lịch và các đối tác kinh tế trở lại sau khi dịch Covid-19 được khống chế, Việt Nam sẽ đối mặt với nguy cơ tiềm ẩn dịch đậu mùa khỉ xâm nhập. Bộ Y tế vừa ban hành Hướng dẫn phòng ngừa lây nhiễm bệnh đậu mùa khỉ trong cơ sở khám, chữa bệnh.
Sở Y tế Quảng Trị vừa tổ chức Hội thi “Truyền thông phòng chống sốt rét cùng tổ chức HPA Việt Nam”, với sự tham gia của 3 đội đến từ các xã A Dơi; xã Lìa và xã Xy, thuộc huyện miền núi Hướng Hóa.
Theo Bộ Y tế, đến nay cả nước ghi nhận hơn 145.500 ca mắc sốt xuất huyết, 53 người tử vong. So với cùng kỳ năm ngoái, số mắc tăng gấp 3,3 lần, tử vong tăng 39 trường hợp so với cùng kỳ năm ngoái.
Ca mắc sốt xuất huyết ở nước ta đang gia tăng nhanh, hiện đã có khoảng 92.000 người mắc, 36 trường hợp tử vong. Các chuyên gia khuyến cáo khi mắc sốt xuất huyết và tự điều trị tại nhà, người bệnh lưu ý không được uống aspirin, ibuprofen...
Các trẻ từng mắc COVID-19 hoặc có hội chứng hậu COVID-19 viêm đa hệ thống có phản ứng viêm rất cao, điều này không xảy ra ở trẻ chưa từng nhiễm COVID-19.