CDC Quảng Trị đề nghị các địa phương tăng cường triển khai phòng, chống sốt xuất huyết

Thứ sáu - 30/09/2022 14:20
Hiện nay thời tiết trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đang có những diễn biến thuận lợi cho muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết (SXH) sinh sản và phát triển. Đặc biệt, đây còn là thời điểm SXH “vào mùa” nên nguy cơ gia tăng, bùng phát dịch rất cao nếu chúng ta không tích cực, chủ động kịp thời thực hiện các biện pháp phòng, chống.
 
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, từ đầu năm đến ngày 28/9/2022, toàn tỉnh ghi nhận 917 trường hợp mắc SXH (tăng hơn 19 lần so với cùng kỳ năm 2021), không có trường hợp tử vong. Đặc biệt, trong các tuần gần đây số ca mắc liên tục gia tăng nhanh và có thể bùng phát trong thời gian tới.
 
Nam yte sxh 1
Cán bộ Y tế kiểm tra công tác phòng, chống sốt xuất huyết tại hộ dân ở huyện Hải Lăng

Trước tình hình đó, để chủ động phòng, chống dịch bệnh SXH, không để gia tăng, bùng phát và tử vong xảy ra trong thời gian tới, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh đã có công văn gửi Trung tâm y tế các huyện, thị xã, thành phố đề nghị triển khai các biện pháp phòng, chống. Cụ thể:

Tăng cường giám sát phát hiện sớm ca bệnh, ổ dịch SXH để kịp thời triển khai các biện pháp phòng, chống dịch; Các biện pháp xử lý ổ dịch phải được triển khai trong vòng 48 giờ kể từ khi ổ dịch được xác định, đồng thời thực hiện đầy đủ và kịp thời các biện pháp chuyên môn theo qui định hướng dẫn của Bộ Y tế “Hướng dẫn giám sát và phòng, chống bệnh sốt xuất huyết Dengue”; Theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh, diễn biến ổ dịch để có biện pháp khống chế kịp thời khi có lây lan.

Chủ động thành lập các đoàn kiểm tra, giám sát tại các điểm nóng, các khu vực có nguy cơ bùng phát dịch SXH để kịp thời triển khai biện pháp đáp ứng phòng, chống dịch, không để dịch bệnh lây lan, cũng như bùng phát trên địa bàn.

Phối hợp với các ban, ngành, các cơ quan thông tin đại chúng trên địa bàn tăng cường cung cấp thông tin về tình hình dịch bệnh SXH, tuyên truyền về phòng chống dịch bệnh với các hình thức phù hợp theo khuyến cáo của Bộ Y tế để người dân chủ động thực hiện biện pháp phòng bệnh tại hộ gia đình; Phối hợp với Phòng Giáo dục Đào tạo để triển khai tích cực các hoạt động phòng, chống dịch SXH trong trường học, tuyên truyền cho học sinh thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh tại gia đình, trường học.

Tăng cường chỉ đạo, hỗ trợ Trạm y tế triển các hoạt động phòng, chống; Tham mưu kịp thời cho UBND xã, phường, thị trấn chỉ đạo, huy động các ban, ngành, đoàn thể và cộng đồng, cùng với ngành Y tế triển khai quyết liệt, có hiệu quả các chiến dịch vệ sinh môi trường, diệt lăng quăng bọ gậy, phun hóa chất diệt muỗi truyền bệnh tại các ổ dịch, các điểm nguy cơ của các xã, phường, thị trấn.

Bố trí đảm bảo nhân lực tham gia công tác phòng, chống SXH để triển khai có hiệu quả các hoạt động phòng, chống dịch bệnh; Chuẩn bị đầy đủ, sẵn sàng thuốc, vật tư, trang thiết bị phục vụ công tác phòng, chống, dịch trên địa bàn.

Kịp thời tham mưu Ban chỉ đạo phòng, chống dịch huyện, thị xã, thành phố để chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện các biện pháp phòng, chống SXH trên địa bàn theo tình hình diễn biến của dịch bệnh.

Thực hiện thông tin, báo cáo kịp thời tình hình, diễn biến dịch và các khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện hoạt động phòng chống dịch bệnh SXH về Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh để chỉ đạo, phối hợp thực hiện.
 

Tác giả bài viết: Hoài Nam

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Liên kết Website
Thống kê
  • Đang truy cập17
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm15
  • Hôm nay4,235
  • Tháng hiện tại75,504
  • Tổng lượt truy cập2,949,246
Dịch vụ Tiêm chủng
Khử trùng, diệt côn trùng
Quan trắc môi trường lao động
Khám, Chữa bệnh Đa Khoa
Dịch vụ xét nghiệm
Kiểm dịch Y tế quốc tế
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây