Nỗ lực duy trì thành quả loại trừ bệnh phong

Thứ hai - 13/03/2023 21:38
Trong nhiều năm qua, nỗ lực phòng chống bệnh phong của ngành Y tế tỉnh Quảng Trị đã đạt được kết quả loại trừ phong cấp huyện vào năm 2019. Nếu trong năm 1999 có 4 người bệnh phong mắc mới, 66 bệnh nhân phong được quản lý thì đến năm 2023, toàn tỉnh không có người mắc bệnh phong mới và ngành y tế chỉ quản lý 16 người bệnh phong. Bên cạnh đó, 100% người bệnh phong được chăm sóc tàn tật và phục hồi chức năng, 100% người bệnh phong hòa nhập cộng đồng.
 
114d6045848t4733l10 o bv quynh lap nvcc
Bệnh nhân phong (trong đó có bệnh nhân người Quảng Trị) được chăm sóc và điều trị tại Bệnh viện Phong-Da liễu Trung ương Quỳnh Lập -Ảnh: NVCC

Đó là kết quả từ những hoạt động củng cố mạng lưới phòng chống bệnh phong, khám phát hiện trường hợp mắc mới, giám sát và chăm sóc người bệnh phong bị tàn tật do y tế các tuyến tích cực triển khai trên địa bàn toàn tỉnh.

Được đoàn công tác của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (KSBT) tỉnh Quảng Trị và Bệnh viện Phong-Da liễu Trung ương Quỳnh Lập đến thăm, tặng quà vào ngày 1/3/2023 là niềm vui đối với bà Th.D. và ông Tr.D. ở huyện Triệu Phong.

Đặc biệt, việc ông D. được đưa ra Nghệ An để điều trị bệnh phong và chăm sóc sức khỏe tại Bệnh viện Phong-Da liễu Trung ương Quỳnh Lập trong dịp này thể hiện mục tiêu của chương trình Phòng chống phong-da liễu do Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (KSBT) tỉnh Quảng Trị tiếp tục triển khai trong năm 2023 là duy trì tỉ lệ 100% người bệnh phong thể tàn tật được chăm sóc y tế, phục hồi chức năng.

Là một bệnh nhiễm trùng kinh diễn do trực khuẩn Mycobacterium leprae gây nên, bệnh phong tiến triển lâu dài mà nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời thì có thể gây tàn tật nặng nề. Chính các dạng các tàn tật do bệnh phong như thương tổn da kèm mất cảm giác, thương tổn thần kinh ngoại biên, rối loạn bài tiết qua da, rối loạn dinh dưỡng, viêm mũi, viêm thanh quản khiến nhiều người sợ hãi và xa lánh người bệnh phong.

Là người có nhiều năm gắn bó với hoạt động phòng chống phong trên địa bàn, Thạc sĩ, bác sĩ Đặng Hân, Phó Giám đốc Trung tâm KSBT tỉnh Quảng Trị cho biết: Tại tỉnh Quảng Trị, tỉ lệ lưu hành bệnh phong năm 1996 là 0,36/10.000 dân, năm 2000 là 0,27/10.000 dân và tỉnh Quảng Trị là địa phương đạt kết quả loại trừ phong cấp tỉnh xuất sắc vào năm 2000.

Những năm về sau, tỉ lệ lưu hành bệnh phong ở tỉnh Quảng Trị là 0,00016//10.000 dân trong năm 2016 và không phát hiện trường hợp mắc bệnh phong mới trong các năm từ 2017- 2019.

Từ khi Tổ chức Y tế Thế giới đưa ra khuyến cáo điều trị bệnh phong bằng đa hóa trị liệu vào năm 1982 thì bệnh phong không còn là một trong “tứ chứng nan y”. Với phương pháp đa hóa trị liệu, đã có hơn 10 triệu người bệnh phong trên toàn thế giới được chữa khỏi, tỉ lệ lưu hành bệnh phong giảm một cách đáng kể và nhiều quốc gia đã loại trừ được căn bệnh này.

Bác sĩ Lê Nam Hùng, Thư ký chương trình Phòng chống phong-da liễu của Trung tâm KSBT tỉnh Quảng Trị cho biết: Người bệnh phong ở trên địa bàn tỉnh hiện vẫn gặp nhiều khó khăn do không còn đủ sức khỏe để bảo đảm cuộc sống bằng chính lao động của mình và Nhà nước chưa có chế độ trợ cấp với người bệnh phong.

Điều rất mừng là qua sự tuyên truyền thường xuyên của cán bộ y tế, tất cả 16 người bệnh phong trong tỉnh đều được gia đình yêu thương, láng giềng cảm thông nên hòa nhập cộng đồng tốt, vượt qua nỗi đau do bệnh phong gây ra. Ngoài sự giám sát và chăm sóc tàn tật thường xuyên của cán bộ, nhân viên y tế thì người bệnh phong ở tỉnh Quảng Trị còn được Bệnh viện Phong-da liễu Trung ương Quỳnh Lập hỗ trợ điều trị di chứng.

Hiện có các trường hợp mắc bệnh phong là một người dân tộc Vân Kiều 68 tuổi ở huyện Hướng Hóa và người 87 tuổi ở huyện Triệu Phong bị loét mõm cụt được Bệnh viện Phong-Da liễu Trung ương Quỳnh Lập nuôi dưỡng, chăm sóc và điều trị bệnh miễn phí.

Mặc dù đã loại trừ phong cấp tỉnh vào năm 2000 và loại trừ phong quy mô cấp huyện vào năm 2019 nhưng chương trình Phòng chống phong-da liễu vẫn gặp một số khó khăn cần được quan tâm khắc phục.

Thạc sĩ, bác sĩ Đặng Hân, Phó Giám đốc Trung tâm KSBT tỉnh Quảng Trị nói: “Kinh phí của chương trình phòng chống phong bị cắt giảm, hoạt động truyền thông không được chú trọng đầu tư nên nhận thức về phòng chống bệnh phong trong cộng đồng giảm sút, gây ảnh hưởng không nhỏ đối với chương trình Phòng chống phongda liễu.

Năm 2023, chương trình Phòng chống phong-da liễu của tỉnh vừa duy trì thành quả loại trừ phong quy mô cấp huyện, vừa thực hiện chỉ tiêu kế hoạch đã được Sở Y tế giao là 100% người bệnh phong dị hình, tàn tật được chăm sóc y tế, 100% người bệnh phong tàn tật nặng được phục hồi chức năng, hòa nhập cộng đồng và 100% người bệnh phong mới được điều trị bằng phương pháp đa hóa trị liệu.

Nhiệm vụ chuyên môn đó tuy còn gặp khó khăn nhưng mạng lưới phòng chống bệnh phong của tỉnh tiếp tục cố gắng để thực hiện tốt các chỉ tiêu chuyên môn về phòng chống phong-da liễu trong năm 2023”.

Trung tâm KSBT tỉnh Quảng Trị cùng các đơn vị y tế trong toàn tỉnh tiếp tục triển khai hoạt động nhằm phát hiện sớm và điều trị kịp thời tất cả các trường hợp mắc bệnh phong, đồng thời phục hồi chức năng với những người bệnh phong bị tàn tật trong tinh thần nỗ lực duy trì thành quả loại trừ bệnh phong.

                                                                                                                          Nguồn: baoquangtri.vn
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Liên kết Website
Thống kê
  • Đang truy cập9
  • Hôm nay5,204
  • Tháng hiện tại135,649
  • Tổng lượt truy cập2,736,169
Dịch vụ Tiêm chủng
Khử trùng, diệt côn trùng
Quan trắc môi trường lao động
Khám, Chữa bệnh Đa Khoa
Dịch vụ xét nghiệm
Kiểm dịch Y tế quốc tế
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây