Nhịp tim nhanh trở thành bệnh lý có cách nào để hạn chế không?

Thứ ba - 14/02/2023 20:03
Nhịp tim nhanh có thể không đáng ngại nếu xảy ra khi tập thể dục, đối diện với căng thẳng... nhưng sẽ là bệnh lý nếu triệu chứng xảy ra thường xuyên mà không liên quan đến sinh lý bình thường.
 
Nhịp tim nhanh là nhịp tim trên 100 nhịp mỗi phút khi nghỉ ngơi. Có nhiều nguyên nhân gây hiện tượng nhịp tim nhanh như căng thẳng, sợ hãi, tập thể dục quá sức, uống quá nhiều rượu, sốt, huyết áp cao hoặc thấp, mất cân bằng điện giải, tác dụng phụ của thuốc, tuyến giáp hoạt động quá mức...

Để ngăn ngừa biểu hiện này kéo dài có thể trở thành dấu hiệu bệnh lý, bạn nên kiểm soát nhịp tim bằng những việc làm thực hiện hằng ngày.

1. Kỹ thuật thư giãn giảm nhịp tim nhanh do căng thẳng

Căng thẳng có thể có nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe và có thể gây ra đánh trống ngực hoặc làm cho triệu chứng nhịp tim nhanh trầm trọng hơn. Để giải quyết tình trạng này, người bệnh có thể thực hiện một số kỹ thuật thư giãn như thiền, thở sâu, viết nhật ký, tập yoga, tập thể dục, tạm dừng công việc hoặc học tập và dành thời gian đi dạo ngoài trời nhiều hơn...
 
38d14ad6479baec5f78a
Thiền là một trong những kỹ thuật thư giãn có tác dụng điều hòa nhịp tim, hỗ trợ trị nhịp tim nhanh.

2. Loại bỏ chất kích thích

Nhịp tim nhanh có thể trở nên trầm trọng hơn sau khi sử dụng chất kích thích có trong các sản phẩm thuốc lá, một số loại thuốc cảm lạnh và ho, đồ uống chứa caffein (chẳng hạn như cà phê, trà và soda), thuốc ức chế sự thèm ăn, một số loại thuốc sức khỏe tâm thần...

Mặc dù không phải các chất kích thích sẽ gây ra hiện tượng nhịp tim nhanh ở tất cả mọi người nhưng đây là yếu tố nguy cơ cao và có tỷ lệ xảy ra cao nên bạn cần giảm hoặc tốt nhất là sử dụng theo đúng hướng dẫn (với các thuốc trị bệnh) hay không sử dụng (với các chất gây kích thích) để bảo vệ sức khỏe tim mạch.

3. Kích thích dây thần kinh phế vị giảm nhịp tim nhanh

Dây thần kinh phế vị kết nối não với tim và kích thích nó có thể làm dịu cơn đánh trống ngực. Bạn có thể tự kích thích dây thần kinh phế vị bằng cách nín thở và rặn xuống, như thể đang đi tiêu; đặt khăn ẩm hoặc lạnh lên mặt trong vài giây, tạt nước lạnh vào mặt, tắm nước lạnh, xoa bóp vùng cổ...

4. Giữ cân bằng điện giải

Chất điện giải là các phân tử tích điện có mặt khắp cơ thể và giúp thực hiện nhiều chức năng, trong đó có việc điều chỉnh nhịp tim. Bạn có thể tăng số lượng chất điện giải trong cơ thể bằng cách ăn các loại thực phẩm giàu natri, kali, canxi, magie như khoai tây, chuối, trái bơ, rau bina, qủa hạch, cá..

5. Bổ sung đủ nước

Khi cơ thể bị mất nước, tim phải làm việc nhiều hơn để lưu thông máu, điều này có thể khiến nhịp tim nhanh hay tim đập nhanh.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) lưu ý rằng, lượng nước được khuyến nghị nên uống trong ngày sẽ khác nhau giữa các cá nhân, tùy thuộc vào độ tuổi, giới tính, cân nặng và tình trạng sức khỏe.

Các triệu chứng mất nước cần được bổ sung nước càng sớm càng tốt bao gồm nước tiểu đậm, tăng nhịp tim, khô miệng, khát nước, nhức đầu, chóng mặt, da khô...

Một người nên cân nhắc uống một cốc nước đầy nếu họ nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào trong số này.

Không để cơ thể khát nước là điều quan trọng hỗ trợ tim hoạt động bình thường.
Không để cơ thể khát nước là điều quan trọng hỗ trợ tim hoạt động bình thường.

6. Tránh sử dụng quá nhiều rượu

Một số nghiên cứu trên thế giới chỉ ra rằng, chỉ uống 1, 2 ly đồ uống có cồn mỗi ngày cũng có thể làm tăng nguy cơ phát triển chứng rung tâm nhĩ. Nhịp tim nhanh chỉ là một triệu chứng của tình trạng này. Do đó, tránh dùng nhiều rượu là biện pháp hữu hiệu giảm hiện tượng tim đập nhanh.

7. Luyện tập thể dục đều đặn

Tập thể dục tim mạch giúp tăng cường sức mạnh cho tim, có thể ngăn ngừa hoặc giảm đánh trống ngực, nhịp tim nhanh. Các hình thức tập thể dục có lợi bao gồm đi bộ nhanh, chạy bộ, đi xe đạp, bơi lội...

Tuy nhiên, tập thể dục có thể gây ra tim đập nhanh ở một số người nên mỗi người cần lựa chọn và quan sát cơ thể, tự điều chỉnh hoặc tư vấn bác sĩ để tìm ra bộ môn thể thao vừa sức với cường độ hợp lý với sức khỏe.

Theo TS. Stacy Sampson, bác sĩ gia đình thuộc Hội đồng Y khoa Iowa, Hoa Kỳ, do hiện tượng nhịp tim nhanh kéo dài có thể gây ra những nguy hiểm cho sức khỏe nên bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bị tim đập nhanh có xu hướng kéo dài hơn một vài giây và xuất hiện thường xuyên để tìm nguyên nhân. Các bệnh lý có thể gây tim đập nhanh như bệnh tim, suy tim và các vấn đề về tuyến giáp...

                                                                                                                Nguồn: suckhoedoisong.vn
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Liên kết Website
Thống kê
  • Đang truy cập55
  • Máy chủ tìm kiếm14
  • Khách viếng thăm41
  • Hôm nay3,378
  • Tháng hiện tại138,370
  • Tổng lượt truy cập2,738,890
Dịch vụ Tiêm chủng
Khử trùng, diệt côn trùng
Quan trắc môi trường lao động
Khám, Chữa bệnh Đa Khoa
Dịch vụ xét nghiệm
Kiểm dịch Y tế quốc tế
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây