Hỗ trợ mô hình kiểm soát nhiễm khuẩn cho các bệnh viện khu vực miền Trung và Tây Nguyên

Chủ nhật - 20/08/2023 20:37
Để giảm tỷ lệ nhiễm khuẩn trong việc chăm sóc và điều trị bệnh nhân, Bệnh viện Trung ương Huế đã hỗ trợ triển khai hoạt động mô hình mẫu, nâng cao năng lực kiểm soát nhiễm khuẩn tại các bệnh viện khu vực miền Trung và Tây Nguyên.
 
Hỗ trợ mô hình kiểm soát nhiễm khuẩn cho các bệnh viện khu vực miền Trung và Tây Nguyên
Ngày 20/8, thông tin từ Bệnh viện Trung ương Huế cho biết, đơn vị Kiểm soát nhiễm khuẩn và điều tra dịch bệnh mở rộng (viết tắt EICI) - Bệnh viện Trung ương Huế vừa cử đoàn công tác đến tỉnh Lâm Đồng triển khai kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Lâm Đồng và Bệnh viện II Lâm Đồng theo kế hoạch của Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế).

Đây là hoạt động chuyên môn của Bệnh viện Trung ương Huế, được Bộ Y tế chỉ đạo triển khai trong thời gian qua với sự hỗ trợ của các tổ chức CDC, PATH (Hoa Kỳ) trong việc tiếp tục triển khai các hoạt động mô hình mẫu về Kiểm soát nhiễm khuẩn tại các bệnh viện khu vực miền Trung và Tây Nguyên và hỗ trợ rà soát công tác giám sát nhiễm khuẩn bệnh viện.

Đoàn công tác của Bệnh viện Trung ương Huế gồm Thạc sĩ, Bác sĩ CKII Hoàng Thị Lan Hương, Phó Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế, Trưởng Đơn vị EICI; Thạc sĩ, Bác sĩ CKII Nguyễn Thành Huy, Trưởng khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn, Điều phối viên Đơn vị EICI - Bệnh viện Trung ương Huế và đại diện các khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn, Vi sinh…. của Bệnh viện Trung ương Huế.
 
d0e10d8e8dc3649d3dd2
Đoàn công tác đến làm việc tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Lâm Đồng.

Theo bác sĩ CKII Hoàng Thị Lan Hương, Phó Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế, trong ngày 18 và 19/8, Đoàn công tác khảo sát thực trạng chương trình kiểm soát nhiễm khuẩn được triển khai tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lâm Đồng và Bệnh viện II Lâm Đồng.

Đoàn công tác đã khảo sát thực trạng chương trình kiểm soát nhiễm khuẩn được triển khai tại hai bệnh viện, đặc biệt việc triển khai giám sát nhiễm khuẩn huyết, nhiễm khuẩn tiết niệu… tại khoa Hồi sức tích cực, sự phối hợp của các khoa, phòng liên quan (Kiểm soát nhiễm khuẩn, Vi sinh, Hồi sức tích cực); cung cấp, hỗ trợ kỹ thuật triển khai hoạt động giám sát nhiễm khuẩn bệnh viện và xác định các nhu cầu cần hỗ trợ kỹ thuật về kiểm soát nhiễm khuẩn, vi sinh… trong thời gian tới.

Qua khảo sát thực tế tại các khoa, phòng chuyên môn của các bệnh viện, đoàn công tác đã đưa ra các khuyến nghị phù hợp cho hoạt động cải tiến chất lượng và nâng cao năng lực về thực hành công tác kiểm soát nhiễm khuẩn tại bệnh viện. Đoàn công tác cũng đã tổ chức khóa tập huấn về công tác kiểm soát nhiễm khuẩn cho trên 80 bác sĩ, điều dưỡng của Bệnh viện đa khoa tỉnh Lâm Đồng.

Bác sĩ Hoàng Thị Lan Hương cho biết, từ năm 2016, Bệnh viện Trung ương Huế là một trong những bệnh viện đầu tiên tham gia vào Hệ thống giám sát quốc gia về kiểm soát nhiễm khuẩn và kháng kháng sinh. Với chức năng của một bệnh viện hình mẫu, bệnh viện đã triển khai thành công Kế hoạch hành động quốc gia về kiểm soát nhiễm khuẩn giai đoạn 2016-2020, triển khai có hiệu quả các Chương trình quốc gia về kháng kháng sinh, Chương trình quản lý và sử dụng kháng sinh. Ngoài ra, bệnh viện còn thực hiện nhiều chương trình đào tạo chuyên khoa, đào tạo liên tục và chỉ đạo tuyến về kiểm soát nhiễm khuẩn cho các bệnh viện thuộc khu vực miền Trung và Tây nguyên.

Đặc biệt, trong giai đoạn đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, bệnh viện thành lập và đưa vào hoạt động hiệu quả Trung tâm Nghiên cứu và điều trị Covid-19 đặt tại Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2, Trung tâm ICU Trung ương Huế tại Thành phố Hồ Chí Minh; đã hỗ trợ thành công việc thiết lập và vận hành hệ thống Trung tâm Hồi sức tích cực người bệnh Covid-19 tại Bắc Giang, trong đó có vai trò rất quan trọng của kiểm soát nhiễm khuẩn.

Đoàn công tác đã khảo sát thực trạng chương trình kiểm soát nhiễm khuẩn được triển khai tại hai bệnh viện, đặc biệt việc triển khai giám sát nhiễm khuẩn huyết, nhiễm khuẩn tiết niệu…
Đoàn công tác đã khảo sát thực trạng chương trình kiểm soát nhiễm khuẩn được triển khai tại hai bệnh viện, đặc biệt việc triển khai giám sát nhiễm khuẩn huyết, nhiễm khuẩn tiết niệu…

Theo bác sĩ Lan Hương, đơn vị Kiểm soát nhiễm khuẩn và điều tra dịch bệnh mở rộng (EICI) của Bệnh viện Trung ương Huế được thành lập tháng 8/2022 theo kế hoạch của Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) cùng sự hỗ trợ của các tổ chức CDC và PATH Hoa Kỳ với mục đích phát triển năng lực cho các bệnh viện trong lĩnh vực giám sát nhiễm khuẩn bệnh viện, giám sát kháng kháng sinh, áp dụng các biện pháp thực hành tốt về kiểm soát nhiễm khuẩn…

Trong thời gian qua, đơn vị EICI của Bệnh viện Trung ương Huế đã thực hiện nhiều chuyến công tác hỗ trợ nâng cao năng lực về kiểm soát nhiễm khuẩn các bệnh viện ở khu vực miền Trung và Tây Nguyên, như Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Nam, Phú Yên, Quảng Ngãi, Nghệ An, Hà Tỉnh… nhằm giảm tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc và điều trị bệnh nhân.

                                                                                                                          Nguồn: nhandan.vn


 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Dịch vụ Tiêm chủng
Khử trùng, diệt côn trùng
Quan trắc môi trường lao động
Khám, Chữa bệnh Đa Khoa
Dịch vụ xét nghiệm
Kiểm dịch Y tế quốc tế
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây