6 tháng đầu năm có 64,2 triệu lượt khám chữa bệnh BHYT, quỹ chi 46.236 tỷ đồng

Thứ tư - 02/08/2023 07:02
Ngày 1/8, BHXH Việt Nam cho biết 6 tháng đầu năm, toàn quốc có 64,2 triệu lượt khám chữa bệnh BHYT, tăng 29,2% so với 6 tháng đầu năm 2022. Tổng chi khám chữa bệnh BHYT trên cả nước là 46.236 tỷ đồng.

 
Báo cáo về tình hình thực hiện chính sách BHYT tại hội nghị giao ban trực tuyến toàn ngành về thực hiện chính sách BHYT 5 tháng cuối năm 2023 do BHXH Việt Nam tổ chức ngày 1/8, ông Lê Văn Phúc - Trưởng Ban Thực hiện chính sách BHYT (BHXH Việt Nam) cho biết, 6 tháng đầu năm, toàn quốc có 64,2 triệu lượt khám chữa bệnh BHYT, tăng 29,2% so với 6 tháng đầu năm 2022.

Tổng chi khám chữa bệnh BHYT trên cả nước là 46.236 tỷ đồng, tăng 23,4%, số chi khám chữa bệnh đề nghị BHXH thanh toán tăng 16,2%. Tỷ lệ chỉ định điều trị nội trú bình quân toàn quốc 6 tháng 2023 là 10%, tăng 1,7% so với cùng kỳ năm trước, trong đó có nhiều tỉnh, thành phố có tỷ sử dụng dự toán cao hơn bình quân chung toàn quốc.
 
doi tuong tham gia bhyt3 16514514524532140983875
6 tháng đầu năm có 64,2 triệu lượt khám chữa bệnh BHYT, quỹ chi 46.236 tỷ đồng.

Dự kiến ước chi khám chữa bệnh BHYT cả năm 2023 là 120.666 tỷ đồng, đạt 107% dự toán Thủ tướng Chính phủ, ước có 40 tỉnh vượt dự toán Thủ tướng Chính phủ giao, trong đó một số tỉnh vượt cao là: Vĩnh Phúc 116,7%, Phú Thọ 115,7%, Thanh Hoá 113,3%, TT Huế 111,8%, Bắc Ninh 111,5%, Kiên Giang 111,4%, Đồng Tháp 110,7%, Nghệ An 110,6%, Hà Nội 110,4%, Đăk Lắk 110,2%, Cà Mau 110,0%, Đồng Nai 110,0%,Thái Bình 109,7%,Quảng Ninh 109,6%.

Về thực tế triển khai chính sách, trong 6 tháng đầu năm 2023, BHXH các tỉnh ký hợp đồng khám chữa bệnh BHYT trực tiếp với 2.830 cơ sở khám chữa bệnh BHYT (trong đó có 1.784 cơ sở công lập, 1.046 cơ sở ngoài công lập), tương ứng với 46 cơ sở tuyến Trung ương, 563 cơ sở tuyến tỉnh, 2.088 cơ sở tuyến huyện và 133 y tế cơ quan (tương đương tuyến xã).

Ngoài ra có gần 10.000 trạm y tế thực hiện khám chữa bệnh BHYT thông qua hợp đồng với bệnh viện huyện hoặc Trung tâm y tế hoặc cơ sở được Sở Y tế giao nhiệm vụ. Như vậy, so với năm 2022, số cơ sở ký hợp đồng khám chữa bệnh BHYT tăng 140 cơ sở, trong đó cơ sở khám chữa bệnh công lập tăng 64, cơ sở khám chữa bệnh ngoài công lập tăng 76 cơ sở.

Nêu một số lưu ý với các địa phương đang có số chi khám chữa bệnh BHYT cao, sử dụng trên 85% dự toán, ông Phúc cho biết các địa phương này cần phối hợp với Sở Y tế tham mưu UBND tỉnh các giải pháp giám sát, kiểm soát chi phí; đảm bảo thuốc, vật tư y tế.

Về xử lý các vướng mắc, tồn đọng trong thanh quyết toán chi phí khám chữa bệnh BHYT tại một số địa phương, ông Phúc nhấn mạnh đây không phải là nợ đọng của BHXH Việt Nam mà hầu hết các trường hợp này vướng do chưa đủ hồ sơ, thủ tục, điều kiện để thanh quyết toán. BHXH tỉnh và các đơn vị liên quan trên địa bàn cần tăng cường phối hợp để có hướng giải quyết dứt điểm.

Thông tin tại hội nghị cho thấy có tình trạng lạm dụng trục lợi quỹ BHYT tại các Phòng khám đa khoa tư nhân trên địa bàn một số tỉnh. Đơn cử như tình trạng lập khống hồ sơ cấp giấy nghỉ hưởng chế độ BHXH, đồng thời thanh toán BHYT tại Đồng Nai; vụ việc Công an tỉnh Nghệ An vừa khởi tố nhóm người lập khống hồ sơ bệnh án để hưởng bảo hiểm nhân thọ và trục lợi BHYT. Công an thành phố Vinh đang đề nghị BHXH Việt Nam giám định thiệt hại để truy tố tội gian lận BHYT...

                                                                                                                 Nguồn: suckhoedoisong.vn
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Liên kết Website
Thống kê
  • Đang truy cập17
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm16
  • Hôm nay441
  • Tháng hiện tại81,908
  • Tổng lượt truy cập2,955,650
Dịch vụ Tiêm chủng
Khử trùng, diệt côn trùng
Quan trắc môi trường lao động
Khám, Chữa bệnh Đa Khoa
Dịch vụ xét nghiệm
Kiểm dịch Y tế quốc tế
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây