Cần chủ động tiêm vắc xin uốn ván-bạch hầu cho trẻ

Thứ hai - 03/10/2022 21:03
Trong những năm qua, các khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa của tỉnh Quảng Trị vẫn xuất hiện những trường hợp dương tính với uốn ván và bạch hầu. Vì vậy, để tăng tỉ lệ miễn dịch phòng bệnh trong cộng đồng, chủ động phòng ngừa dịch bệnh, thì việc tiêm vắc xin uốn ván-bạch hầu giảm liều là hết sức cần thiết.
 
bahc hau namyte3 (1)
Nhân viên y tế phun khử khuẩn vệ sinh môi trường tại một ổ dịch bạch hầu -Ảnh: H.N

Uốn ván là bệnh truyền nhiễm cấp tính do trực khuẩn uốn ván gây nên. Bệnh lây chủ yếu qua da và niêm mạc tổn thương, trong đó trẻ dưới 5 tuổi và người lớn tuổi thường bị bệnh nặng với tỉ lệ tử vong cao (khoảng từ 30-50%), đặc biệt trẻ sơ sinh có tỉ lệ tử vong rất cao.

Trong khi đó, bạch hầu cũng là bệnh truyền nhiễm cấp tính do trực khuẩn bạch hầu gây nên. Bệnh gây tổn thương chủ yếu ở vùng mũi, họng, thanh quản và lây qua đường hô hấp do tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với đồ dùng, quần áo, thức ăn… có chứa mầm bệnh. Đối tượng mắc bệnh đa số là trẻ dưới 15 tuổi và tỉ lệ mắc bệnh cao ở trẻ chưa được tiêm vắc xin phòng bệnh bạch hầu, đồng thời bệnh gây ra những biến chứng nguy hiểm, có thể gây tử vong cho trẻ vì trụy tim mạch.

Theo các chuyên gia, các trường hợp mắc bạch hầu được ghi nhận chủ yếu ở nhóm trẻ lớn (trên 10 tuổi) chiếm 67,8%, tiếp theo là trẻ 5-9 tuổi (20,5%) và 1- 4 tuổi (8,8%). Hầu hết các trường hợp chưa được tiêm vắc xin phòng bệnh hoặc không rõ tiền sử tiêm chủng (69,3%). Ghi nhận 19,5% trường hợp tiêm chủng chưa đủ mũi và 11,2% đã tiêm đủ 4 mũi vẫn mắc bạch hầu.

Tại Quảng Trị, tính riêng năm 2020, trên địa bàn đã ghi nhận 22 trường hợp dương tính với bạch hầu tại các xã miền núi, vùng sâu, vùng xa của các huyện Vĩnh Linh (7 ca), Gio Linh (9 ca), Hướng Hóa (6 ca) và 1 trường hợp uốn ván sơ sinh tại huyện Hướng Hóa. Trước tình hình đó, nhằm tăng tỉ lệ miễn dịch phòng bệnh uốn ván và bạch hầu cho trẻ em 7 tuổi để chủ động phòng ngừa dịch bệnh, giảm tỉ lệ tử vong do bệnh này gây ra tại các vùng nguy cơ cao, UBND tỉnh Quảng Trị vừa ban hành Kế hoạch số 169/KHUBND về việc triển khai chiến dịch tiêm vắc xin uốn ván - bạch hầu giảm liều (Td) năm 2022.

Theo đó, mục tiêu là trên 95% trẻ em 7 tuổi tại các địa phương được tiêm bổ sung 1 mũi vắc xin uốn ván - bạch hầu giảm liều, trong đó ưu tiên các xã có tỉ lệ tiêm chủng thường xuyên đạt thấp hoặc nguy cơ xảy ra dịch cao như vùng sâu, vùng xa, vùng biệt lập, vùng giáp ranh giữa các địa phương, khu công nghiệp (trừ các trường hợp trẻ đã tiêm vắc xin có chứa thành phần uốn ván hoặc bạch hầu trong thời gian 1 tháng trước khi triển khai).

Dự kiến chiến dịch sẽ diễn ra từ tháng 10/2022 và địa điểm tổ chức tiêm chủng là tại các trường tiểu học, trạm y tế, các điểm tiêm lưu động ở một số vùng nguy cơ, vùng xa khó tiếp cận. Ước tính trong đợt này, toàn tỉnh có 13.450 trẻ em thuộc diện tiêm chủng.

Để đạt được mục tiêu của chiến dịch đề ra, ban chỉ đạo yêu cầu các địa phương xây dựng kế hoạch chi tiết phù hợp với đặc thù từng huyện, thị xã, thành phố. Đối với vùng có tỉ lệ tiêm chủng thấp, nhiều trẻ bị bỏ sót hoặc trẻ ở vùng dân cư lưu động, di cư mới lập nghiệp từ nơi khác tới... cần xây dựng kế hoạch chi tiết, lập bản đồ, sơ đồ địa bàn, tìm kiếm tích cực, đăng ký quản lý đối tượng, truyền thông huy động tham gia và bố trí các điểm tiêm chủng phù hợp về thời gian, địa điểm.

Song song với đó, Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương liên quan tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả kế hoạch đề ra. Đặc biệt, để đảm bảo an toàn và chất lượng tiêm chủng theo quy định, ngành y tế yêu cầu các đơn vị trực thuộc chủ động xây dựng và triển khai kế hoạch; tổ chức tập huấn công tác tiêm chủng cho cán bộ phụ trách tiêm chủng tại các tuyến.

Tập huấn điều tra, thống kê đối tượng; tăng cường công tác giám sát, chuẩn bị đầy đủ vắc xin, vật tư, trang bị phương tiện cần thiết phục vụ chuyên môn; bố trí bác sĩ khám sàng lọc trước khi tiêm, cấp cứu và xử trí kịp thời các trường hợp phản ứng sau tiêm chủng.

Tăng cường công tác truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân biết về sự cần thiết của việc tiêm vắc xin uốn ván-bạch hầu và chủ động đưa con em đi tiêm, cũng như khuyến cáo gia đình cho trẻ ăn uống đầy đủ trước khi tiêm chủng.

 

 

Tác giả bài viết: Hoài Nam

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Liên kết Website
Thống kê
  • Đang truy cập13
  • Hôm nay3,925
  • Tháng hiện tại101,554
  • Tổng lượt truy cập2,848,902
Dịch vụ Tiêm chủng
Khử trùng, diệt côn trùng
Quan trắc môi trường lao động
Khám, Chữa bệnh Đa Khoa
Dịch vụ xét nghiệm
Kiểm dịch Y tế quốc tế
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây